Tết Trung Quốc là thời điểm đón năm mới với nhiều điều tốt lành. Người Trung Quốc coi ngày tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất, vì vậy mọi hoạt động ngày tết đều rất được coi trọng. Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác cũng chào đón năm mới theo lịch Âm vào cùng dịp này với các phong tục tập quán phong phú.
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc có lịch sử hơn 4000 năm. Và đã gắn liền với rất nhiều các truyền thuyết dân gian. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra cho lịch sử hình thành Tết Trung Quốc. Một trong số đó là truyền thuyết về thú thần Nian.
Tương truyền vào đêm giao thừa hằng năm. Con quái thú sẽ xuất hiện để ăn thịt người và gia súc. Để xua đuổi con quái vật này. Người Trung Quốc sẽ bày giấy đỏ, đốt tre, châm lửa. Và mặc quần áo màu đỏ vào đêm giao thừa
Người Trung Quốc thường làm gì trong những ngày Tết Nguyên Đán?
Phong tục đón Tết của người Trung Hoa khá giống với dân tộc Việt Nam chúng mình. Họ cũng có dọn dẹp nhà cửa, tiễn ông Táo, đón giao thừa,… Có thể nói Trung Quốc là quốc gia có văn hóa đón năm mới giống với Việt Nam nhất.
Dọn dẹp và trang trí nhà cửa
Ở Việt Nam, mọi người thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa vài ngày trước Tết. Nhưng người Trung Quốc thường làm điều đó vào đêm giao thừa. Dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ được cho là tượng trưng cho việc quét sạch những điều xui xẻo của năm trước và chuẩn bị cho ngôi nhà đón những điều may mắn. Với quan niệm màu đỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng và năng lượng, người Trung Quốc trang trí nhà cửa bằng những thứ màu đỏ như đèn lồng đỏ, câu đối xuân đỏ, tranh Tết… để xua đuổi tà ma và cầu phước lành, trường thọ, sức khỏe, bình an. Năm 2022 là năm Nhâm Dần, vì vậy hình ảnh con hổ sẽ xuất hiện trên đồ trang trí.
Cúng ông Công ông Táo
Tục tiễn Táo quân về trời được diễn ra vào Tết Tiểu niên (Xiaonian), diễn ra một tuần trước Tết Nguyên Đán. Theo tời China Daily, người miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân vào ngày 23 tháng 12 âm lịch. Còn người miền Nam Trung Quốc cúng vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch.
Sau khi các vị thần bếp bẩm báo Ngọc Hoàng và quay trở về, Táo quân được đón về nhà bằng việc dán một tờ giấy mới hình ảnh ông bên cạnh bếp. Từ vị trí thuận lợi này, Táo quân sẽ trông coi và bảo vệ gia đình trong một năm nữa.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm có thủ lợn, cá, chè đậu, dưa, trái cây, bánh bao hấp, kẹo mạch nha, và bỏng Guandong làm từ kê nếp và lúa mì nảy mầm.
Thưởng thức bữa tối sum họp gia đình
Ngày Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc người dân cùng nhau quây quần bên bữa cơm cuối cùng trong năm. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau đoàn tụ ăn tối với các món ăn Trung Hoa và chia sẻ về những gì trong một năm qua.
Bữa tối giao thừa của người Trung Quốc được gọi là “bữa tối đoàn tụ”. Các gia đình lớn gồm nhiều thế hệ sẽ ngồi quanh bàn tròn, thưởng thức đồ ăn và dành thời gian bên nhau. Những món ăn mang ý nghĩa may mắn phải có trong bữa tối bao gồm cá, bánh bao, bánh tổ (nian gao), chả giò.
Tặng lì xì đỏ (hongbao)
Người Trung Quốc thường đựng tiền lì xì trong phong bao màu đỏ (được gọi là hồng bao). Vì màu đỏ được cho là tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Người ta thường tặng lì xì cho trẻ em hoặc người cao niên (đã nghỉ hưu) sau bữa cơm sum họp. Với ý nghĩa cầu chúc cho người nhận một năm mới an khang, thịnh vượng, bình an vô sự.
Người Trung Quốc ưa chuộng số tiền bắt đầu bằng số chẵn. Chẳng hạn như 8 (đọc gần giống với từ “giàu có”) và 6 (gần giống từ “suôn sẻ”). Ngoại trừ số 4 vì nó gần với từ có nghĩa là “chết”.
Đốt pháo và bắn pháo hoa
Từ những màn trình diễn pháo hoa công cộng ở các thành phố lớn đến hàng triệu màn đốt pháo ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, đốt pháo và bắn pháo hoa là một hoạt động lễ hội không thể thiếu. Đó là một cách để xua đuổi ma quỷ và chào đón năm mới, đồng thời cũng là cách để tăng thêm không khí vui tươi của ngày lễ. Ở nhiều vùng nông thôn, có phong tục đốt pháo trước mỗi bữa tối từ đêm giao thừa đến mùng 3 Tết. Người ta tin tiếng pháo càng to thì việc làm ăn và trồng trọt sẽ càng thuận lợi và may mắn trong năm tới.
Những món ăn truyền thống của người Trung Quốc trong ngày Tết Nguyên Đán
Bữa cơm đoàn tụ gia đình diễn ra vào đêm Giao thừa khi các thành viên tụ tập đón năm mới. Nơi tổ chức thường là ở nhà hoặc gần nhà trưởng tộc. Bữa cơm đêm Giao thừa thường rất sang và theo truyền thống sẽ có gà và cá.
Ở một số nơi, cá không được ăn hết, phần còn lại sẽ được để qua đêm. Vì Trung Quốc có câu nói: “Niên niên hữu dư” – năm năm có dư, phát âm giống như “Niên niên hữu ngư” – năm năm có cá. Những món ăn truyền thống người Trung Quốc hay dùng vào dịp tết với những ý nghĩa may mắn như:
- Sủi cảo – Thăng tiến và Giàu sang
- Cá – Sung túc và Đủ đầy
- Bánh Gạo Nếp – Thu nhập hoặc Chức vụ cao hơn
- Bánh trôi tàu – Đoàn tụ cùng gia đình
- Mì Trường Sinh – Hạnh phúc và Trường thọ